Kiến trúc chùa ở Việt Nam

Ngày đăng: 07-04-2015

Các kiến trúc chùa ở Việt Nam được xây dựng và phát triển đa dạng qua từng thời kỳ lịch sử, đánh dấu nền tảng mới của đạo Phật trong lòng người dân. Kiến trúc chùa chịu ảnh hưởng của ba nền văn hóa khác nhau như kiến trúc Việt, kiến trúc Trung Hoa, kiến trúc Ấn Độ, Đạo Phật dần đi vào đời sống tinh thần của con người và để lại nhiều dấu ấn. Ngày nay, hoạt động mua ban nha go phát triển, đáp ứng được nhu cầu của giới tiêu dùng và lưu giữ những nét đẹp trong văn hóa Việt bằng những mẫu kiến trúc chùa đồ sộ và có giá trị tinh thần cao.

Kiến trúc chùa ở Việt Nam

Ngôi chùa theo phong cách đạo phật ở Việt Nam

Các kiểu kiến trúc

Chùa chữ Đinh rộng từ 5 đến 7 gian có nhà chính điện, là nhà đặt các bàn thờ Phật, nối thẳng góc với nhà bái đường. Như chùa Hà, chùa Nhất Trụ, chùa Trăm Gian, chùa Dư Hàn.

Chùa chữ Công là chùa có nhà chính diện và nhà bái đường song song và được nối với nhau bằng một ngôi nhà thiêu hương, nơi sư làm lễ.

Chùa chữ Tam là kiểu chùa có ba nếp nhà song song với nhau, thường được gọi là chùa Hạ, chùa Trung, chùa Thượng.

Chùa kiểu nội công ngoại quốc kiểu chùa có hai hành lang dài nối liền nhà tiền đường ở phía trước với nhà hậu đường ở phía sau thành một hình chữ nhật bao quanh các công trình khác ở giữa.

Kiến trúc chùa ở Việt Nam

Những ngôi đình được xây dựng dựa trên nền văn hóa Trung Hoa

Kiến trúc cơ bản của chùa Việt

Cổng Tam Quan là bộ phận không thể thiếu và quan trọng, cổng vào chùa nói với ba cửa vào. Tam quan gồm không quan là gốc của muôn loài, là lối nhìn nhận thức. Giả quan là nhận thức về quy luật vô thường của muôn loài muôn vật. Trung quan là cách nhận thức chân chính, hòa hợp, chẳng phân hai, không lệ thuộc vào nhận thức sự kiện nào.

Qua Tam quan là sân chùa được bày biện các chậu cảnh, hòn non, mục đích tăng thêm cảnh sắc thiên nhiên, diện tích sân phù hợp vào từng đặc điểm từng chùa.

Từ dưới sân chùa, kiến trúc đầu tiên có thể thấy là nhà bái đường, đi qua một số bậc thềm, giữa bái đường là hương án, nơi thắp hương chính.

Qua nhà bái đường là chính diện, ở giữa hai nơi này được chia thành một khoảng trống rộng để cho ánh sáng tự nhiên chiếu vào. Chính diện là nơi quan trọng nhất vì đây là nơi để những pho tượng Phật chủ yếu tạo nên giá trị tâm linh và tăng tính thẩm mỹ cho kiến trúc nhà gỗ. Song song với chính diện, nối chính diện với hậu đường là hai gian hành lang, tạo thành nhà gỗ ba gian. Hậu đường hay còn gọi là nhà tổ, nhà hậu đường liền sát với nhà chính diện, ngay sau bàn thờ Phật.

Ngoài những công trình chính thống, các chùa thường có vườn cây, vườn hoa, có giếng, ao sen.

Chat facebook
Nhắn tin zalo
Gọi điện thoại
Nhắn tin điện thoại