Ngày đăng: 03-03-2015
Vùng đất kinh thành Huế là nơi triều đại nhà Nguyễn đóng đô hơn 100 năm, nơi đây được xem là địa danh có bề dày lịch sử và được thiên nhiên ban tặng những cảnh sắc tuyệt đẹp. Chính vì lẽ đó, vua chúa nhà Nguyễn chọn kinh thành Huế để gây dựng nam sơn. Những ngôi nhà gỗ cổ kính, công phu với những đường nét tinh tế, chùa chiền ở Huế có sự khác biệt so với vùng đất khác. Xưa kia, Huế là nơi có số lượng nghệ nhân chạm khắc gỗ giỏi và lành nghề nhất cả nước, bởi những công trình kiến trúc dành cho vua chúa nhà Nguyễn được đầu tư kỳ công.
Một góc kiến trúc xưa ở kinh thành Huế
Bước chân vào cung đình Huế, chắc hẳn ai ai cũng ngỡ ngàng trước bức tranh kiến trúc cổ đồ sộ, hoành tráng và hài hòa với phong thủy của đất trời. Những tấm gỗ quý, cao, lớn được chạm khắc hình rồng bay phượng múa như muốn vươn mình tiến xa hơn, hình ảnh chạm khắc tinh xảo, đường nét uyển chuyển tạo nên bức tranh động trên nền gỗ vững chắc. Những kiến trúc xây dựng không phải do mua bán nhà gỗ như hiện nay mà có được, từng gian phòng trong cung đình Huế đều tạo nên từ bàn tay của nghệ nhân giỏi, khéo léo chạm trổ từng chi tiết nhỏ.
Ngoài bức tranh rồng phượng thì hình ảnh hoa cúc, lá trúc, tùng,…những loài chim thiêng, muông thú được bàn tay điêu khắc phác họa như có thực. Trong không gian vừa tôn nghiêm, vừa sang trọng và gần gũi với con người, nhà cổ đất Huế là giá trị văn hóa phi vật thể của lịch sử tạo nên.
Nét đẹp nhà gỗ xưa của vùng đất Huế
Nhà gỗ không chỉ dành riêng cho các vị vua chúa trong cung đình, những ngôi làng Kim Long, Nguyệt Biều, Bến Ngự, Vĩ Dạ,…được du khách gần xa đánh giá là địa danh nhà cổ đẹp và có phong thủy hữu tình ở đất Huế. Nhà gỗ cổ xưa là nếp sống của người Huế nên người dân luôn giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của tổ tiên và không có ý định bán nhà gỗ, mặc dù hiện nay nhà gỗ có giá trị kinh tế rất lớn.
Xem thêm: Kiến trúc nhà gỗ trong thời hiện đại
Làng cổ Phước Tích là ngôi làng cổ kính nhất đất Huế còn lưu giữ nguyên vẹn giá trị văn hóa xưa. Với 117 nóc nhà từ khi mới xây dựng, đến nay làng cổ chỉ còn lại 27 ngôi nhà. Nhà gỗ vừa dựng lên để sinh hoạt cho gia đình, vừa là nơi thờ cúng tổ tiên cho một dòng họ, do đó nhà gỗ được rất được trau chuốt. Trước khi bước đến ngôi nhà cổ, du khách sẽ được hưởng thụ không khí trong lành của thiên nhiên với hàng cau, lũy tre hay hàng râm bụt trước ngõ,…
Đất Huế lưu giữ những giá trị văn hóa tốt đẹp của dân tộc, nhà gỗ thể hiện nếp sống, phong thuần tục mỹ của con người Việt.